Nhiều mẹ quá cẩn thận, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ, vì các mẹ tin rằng, nước muối sinh lý rất lành tính.
Nhiều mẹ có thói quen nhỏ nước muối sinh lý cho bé sơ sinh một hoặc nhiều lần trong ngày để vệ sinh mắt, mũi họng cho bé, như một biện pháp để “phòng tránh” bị các bệnh về mắt, họng, hệ hô hấp. Tuy nhiên, Natri Clorid 0.9% dùng quá thường xuyên như vậy có thật sự công hiệu như mọi người vẫn nghĩ, và có tác dụng phụ gì ngoài ý muốn không?
NHỎ NƯỚC MUỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH?
Mắt
Nhiều mẹ quá cẩn thận, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ, vì các mẹ tin rằng, nước muối sinh lý rất lành tính. Tuy nhiên, dù là lành tính nhưng việc sử dụng nhiều cũng hoàn toàn không tốt.
Theo các bác sĩ, khi trẻ vừa chào đời, các hốc tự nhiên trong mắt bị dính các dịch từ cơ thể mẹ nên cần phải thường xuyên vệ sinh trong một thời gian để làm sạch mắt (khoảng một tháng sau khi sinh). Hoặc trẻ có dấu hiệu đau mắt, viêm nhiễm, đổ gỉ vàng, thì nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch lớp bẩn bên ngoài trước khi sử dụng trực tiếp thuốc điều trị vào mắt.
Như vậy, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ sau sinh trong khoảng 1 tháng, sau đó chỉ dùng trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh về mắt. Nếu mắt trẻ bình thường, mẹ thường xuyên nhỏ có thể khiến cho mắt bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt khi trẻ lớn lên.
Đối với nước muối sinh lý, dù là lành tính mẹ cũng không được lạm dụng. Chỉ nên nhỏ khi trẻ vừa đi đường xa về hoặc vừa tắm xong. Số lần rửa cần hạn chế, có thể rửa cho trẻ 2 lần/tuần để làm sạch mắt.
Mũi
Tương tự như rửa mắt, nhiều mẹ lo sợ trẻ bị bệnh về đường hô hấp nên thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa hốc mũi cho con mà không biết rằng việc làm này của mẹ gây hại nhiều hơn lợi cho trẻ.
Theo các chuyên gia, khi trẻ bị viêm đường hô hấp, việc vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày có thể giúp rửa trôi vi khuẩn, loại bỏ chất tiết, dị vật. Việc này còn giúp mũi bé thông thoáng, để bé dễ thở hơn bởi khi mũi bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương, các lớp dịch tiết ứ đọng, nên cần làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc để phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé không ốm bệnh, bạn không nên lạm dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé với mục đích phòng ngừa viêm đường hô hấp.
Lý do là vì, mũi bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ gây tình trạng viêm nhiễm.
Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường nhật như mô tả ở trên cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/ hoặc tay người chăm sóc không sạch làm phát sinh nhiều bệnh khác.
Bạn chỉ cần nhỏ rửa mũi cho bé 1 lần/tuần hoặc chỉ khi đưa bé đến những nơi có nhiều bụi bặm.
Đặc biệt khi trời lạnh, nếu trẻ không có triệu chứng bệnh mẹ cũng không được tự ý phòng bệnh cho trẻ bằng nhỏ nước muối. Thay vào đó mẹ nên phòng bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách giữ ấm cho trẻ. Khi trẻ vị viêm nhiễm đường hô hấp cũng cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị thích hợp chứ không thể chỉ dùng nước muối sinh lý để tự chữa trị.
Bạn cũng nên lưu ý không nên sử dụng các loại nước muối tự pha nếu không có hướng dẫn thích hợp. Khi tự pha cần đảm bảo nồng độ nước muối là 0,9% tức khoảng 9g muối tinh khiết cho 1 lít nước. Chú ý nguồn nước cần sạch và tinh khiết. Đã có một số báo cáo về một số trường hợp tự pha nước muối nhỏ mũi trên thế giới bị nhiễm amip 'ăn não người' Naegleria fowleri, một loài sinh vật đơn bào có thể chui vào mũi, lên não gây nên tình trạng viêm nhiễm và hoại tử não.
NHỎ MẮT MŨI CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, ho hắt hơi mẹ có thể nhỏ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý 0.9% cho trẻ sau đó yêu cầu trẻ xì mũi thật mạnh để làm sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút đàm nhớt trong mũi hoặc làm bấc sâu kèn lấy nước mũi.
Khi trẻ không có dấu hiệu về đường hô hấp mẹ nên hạn chế nhỏ nước muối làm sạch mũi con. Chỉ làm sạch mũi khi mũi có dấu hiệu bị bệnh. Nhỏ từ 1 - 2 lần/ngày, 1 lần từ 1 - 3 giọt theo hướng dẫn.
Lưu ý, khi trời lạnh, nếu muốn nhỏ mũi cho trẻ, mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng để làm ấm trước khi nhỏ cho trẻ. Vì nhỏ nước lạnh sẽ làm trẻ bị lạnh và sợ rửa mũi.
Chúng ta nên bỏ qua thói quen "nhỏ mắt, mũi dự phòng" mỗi ngày khi bé đang khỏe mạnh. Chỉ áp dụng nước muối sinh lý khi bé sổ ngạt mũi ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi hoặc viêm tuyến lệ, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa, sau đó nên nhỏ tiếp theo 1-2 giọt sữa mẹ (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, không hứng vào bình nhựa). Sữa mẹ sát khuẩn, thân thiện với niêm mạc, nuôi dưỡng niêm mạc và giúp niêm mạc giữ ẩm tự nhiên. Khi bị viêm tuyến lệ hay đỏ mắt, sữa mẹ có thể được sử dụng một ngày nhiều lần (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, chứ không hứng vào bình nhựa) để nhỏ mắt với các loại kháng thể hiệu quả và thân thiện nhất với niêm mạc mắt của bé.
Các nghiên cứu về sữa mẹ có uy tín trên thế giới đều công nhận sữa mẹ không chỉ là thức ăn, đó là thuốc quý. Sữa mẹ cũng là thuốc thức ăn cho da và niêm mạc nữa, mẹ nào đã từng dùng sữa mẹ để dưỡng da, để uống khi đau họng, nhỏ mắt nhỏ mũi đều hiểu rõ các giá trị này. Trong 1 thìa sữa mẹ (5ml) có đến khoảng 300.000 kháng thể, trong 1 giọt sữa non có chứa đến khoảng 3.000 kháng thể với vô số tác dụng bảo vệ và diệt khuẩn. Nếu là sữa non trong 72 giờ đầu thì lượng kháng thể này còn nhiều đến từ 8 đến 12 lần, có nghĩa có đến khoảng 3 triệu kháng thể trong 1 thìa sữa non.
So với sữa mẹ, nước muối sinh lý thiếu nhiều yếu tố tích cực như: nuôi dưỡng và làm ẩm niêm mạc, thân thiện với hệ men và hệ khuẩn của các vùng niêm mạc đó, mà chỉ có sữa mẹ mới làm được. Trong khi đó, tất cả các tác dụng vệ sinh và kháng khuẩn của nước muối sinh lý thì sữa mẹ đều làm được và làm được tốt hơn, vì thế theo tổng hợp Medicaldaily.com (7/2013) sữa mẹ còn được dùng để nhỏ mắt, mũi, trị viêm tai, trị hăm tã, côn trùng đốt, bỏng, giảm đau họng và dùng để chế biến các thực phẩm ăn dặm lành mạnh bổ dưỡng. Vậy với các mẹ đang nuôi con sữa mẹ, hãy ghi nhận các lợi ích và giá trị tự nhiên khi cần có thể “trong uống, ngoài thoa” này của sữa mẹ.
Nguồn: skcd
Home / Bé yêu /
tong-hop /
Trẻ 1 - 6 tuổi /
Trẻ 6 -12 tuổi /
Trẻ sơ sinh /
Vuông tròn
/ Nhỏ nước muối sinh lý quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của con
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét