Nếu trẻ ngáy và gặp khó khăn khi thở, lượng oxy đưa lên não sẽ ít và không đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bé, đồng thời gây khó khăn trong việc học tập của bé.
Biện pháp điều trị bệnh ngáy ngủ ở trẻ
Khi được chẩn đoán bị ngáy ngủ do các nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị. Các biện pháp đó thường là:
1. Phẫu thuật
Nếu trẻ ngáy ngủ do viêm vòm họng hoặc viêm amidan, bác sĩ thường khuyên cha mẹ chọn cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ đi các vật cản khiến trẻ bị khó thở.
2. Chỉnh răng
Trong trường hợp, bác sĩ phát hiện một vấn đề cấu trúc với hàm răng có ảnh hưởng đến việc thở của trẻ. Họ sẽ chọn cách chỉnh hình răng để giải quyết vấn đề.
3. Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục
Đối với những trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, phương pháp CPAP mũi (Áp suất Dương vào Đường thở Liên tục) được sử dụng để cung cấp khí nén vào trong đường hô hấp trên thông qua một mặt nạ. Phương pháp này giúp giữ đường hô hấp trên mở ra để giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
4. Tập thể dục và thay đổi chế độ ăn
Trong trường hợp trẻ bị thừa cân béo phì, bác sĩ sẽ đề nghị các bài tập và thay đổi chế độ ăn uống để giảm cân nặng của trẻ. Các bài tập cũng làm cho cổ họng và cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn.
Các mẹo giúp phòng chống và điều trị chứng ngáy ngủ ở trẻ
1. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nếu con bạn bị nghẹt mũi do dị ứng phấn hoa, gặp lạnh hay thay đổi thời tiết, bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng khi con ngủ. Tăng độ ẩm trong phòng giúp trẻ thông mũi, không bị ngáy ngủ. Chú ý, khi sử dụng các thiết bị phun sương, tạo ẩm, bạn phải cẩn thận, đề phòng bị bỏng hơi nước.
2. Nằm nghiêng
Thông thường, nằm ngửa khi ngủ khiến trẻ dễ có xu hướng ngá do hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống làm bé há miệng và dễ ngáy. Vì vậy bạn nên đặt con nằm lại ở tư thế nằm nghiêng.
3. Nâng cao đầu và vai
Khi bé ngủ, bạn đặt một cái gối lớn dưới vai và đầu bé bởi vị trí ngủ cao giúp ngăn ngừa nghẹt mũi và ngáy.
4. Máy lọc không khí
Một số trẻ em bị dị ứng với bụi dẫn đến nghẹt mũi. Nếu con bạn bị như vây, hãy đặt một máy lọc không khí trong trong và để cho máy chạy liên tục. Nó giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong phòng ngủ, từ đó làm giảm nghẹt mũi và ngáy ngủ.
5. Rửa mũi
Bạn có thể sử dụng dung dịch xịt, rửa mũi để loại bỏ các chất nhầy trong mũi trẻ. Việc làm này giúp mũi bé thông thoáng, sạch sẽ, thuận lợi cho việc thở.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên cũng rất hiệu quả để khắc phục chứng ngáy ngủ ở trẻ:
1. Tự chế nước muối nhỏ mũi
Cảm lạnh, dị ứng và nhiễm trùng xoang có thể gây viêm niêm mạc mũi. Điều này làm cho vòm miệng bị rung lên khi bé ngủ, dẫn đến tiếng ngáy. Nước muối xịt mũi giúp giảm sưng niêm mạc mũi và ngăn chặn ngáy ngủ.
Bạn trộn ¼ muỗng cà phê muối tinh hòa với nửa cốc nước đun sôi. Khuấy cho đến khi muối hòa tan. Lưu trữ nước muối này trong một bình xịt và xịt mũi trước khi bé đi ngủ. Nhỏ 2-3 giọt cho một bên lỗ mũi. Sau năm ngày, bỏ dung dịch nước muối đó và chuẩn bị lọ khác.
2. Dầu bạc hà
Dầu bạc hà có đặc tính chống viêm và giảm sưng niêm mạc mũi. Vì vậy bạn hãy dùng một chút dầu và chà dưới lỗ mũi để giảm nghẹt và viêm mũi.
Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước nóng và để cho bé hít hơi. Đó là cách khắc phục tốt nhất chứng ngáy do cảm lạnh và dị ứng.
3. Dầu ô liu
Chúng ta đều biết những lợi ích của dầu ô liu cho sức khỏe. Đặc biệt, dầu ô liu cũng có thể giúp con bạn giảm ngáy ngủ. Dầu có tác dụng giữ ẩm cho các mô ở mặt sau cổ họng và mũi. Điều này làm giảm ma sát, cho phép không khi di chuyển tự do. Vì vậy, hãy cho con bạn uống một muỗng canh dầu ô liu mỗi ngày, nên chia ra cho bé nhâm nhi 2-3 lần trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
4. Tinh dầu húng tây
Tinh dầu húng tây có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut và chống kí sinh. Nó có tác dụng làm giảm ngáy ở trẻ do xoang và nhiễm lạnh.
Bạn sử dụng 4-6 giọt tinh dầu hung tây trộn với 4-6 giọt tinh dầu ô liu. Dùng hỗn hợp chà vào lòng bàn tay và lòng bàn chân của con bạn. Lưu ý không dùng tinh dầu hung tây cho trẻ dưới 6 tuổi.
5. Dầu bạch đàn
Dầu bạch đàn có tác dụng loại bỏ chất nhầy trong mũi, làm mũi thông thoáng. Nó cũng là một chất chống viêm. Bạn trộn 2-4 giọt tinh dầu bạch đàn với nước nóng để con hít hơi bốc lên, đồng thời phủ một chiếc khăn lên đầu bé. Hãy chắc chắn, bé hít bằng miệng và mũi của mình để nhận được tác dụng tuyệt đối.
6. Trà gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Nó làm tăng quá trình sản xuất nước bọt để bôi trơn các mô họng, ngăn ngừa trẻ khỏi ngáy ngủ.
Bạn rửa sạch và nghiền nát một chút gừng, sau đó vắt lấy nước hòa với một cố nước lọ để đun sôi. Đun sôi 3-4 phút, sau đó để cho bớt nóng trong 5 phút. Lọc lại dung dịch và cho thêm mật ong vào, hòa đều. Bạn cho bé uống để giảm nghẹt mũi và viêm họng.
Nguồn: Mẹ Con
Home / Bệnh thường gặp /
Bệnh trẻ em /
Chăm con /
Sức Khỏe /
tong-hop /
Vuông tròn
/ Trẻ ngáy ngủ, bố mẹ đừng coi thường (Phần 2)
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét